Thực phẩm phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim
25-09-2020 / (2672 lượt xem) Ngày nay không chỉ ung thư thì đột quỵ và nhồi máu cơ tim cũng là những căn bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến. Và đặt biệt những căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Như vậy làm sao để phòng ngừa thông qua việc tập luyện và thông qua một chế độ ăn uống khoa học. Bạn dọc cùng đông trùng hạ thảo Kim Cương Vàng tìm hiểu thật kỹ nhé.
Nhiều người cho rằng chỉ có ung thư mới là căn bệnh đáng sợ nhất, nhưng nếu chưa từng trải qua giây phút cận kề cái chết do các cục máu đông gây ra, có lẽ họ sẽ vẫn chủ quan với căn bệnh có mức độ tử vong nhanh đến đáng sợ này.
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, cần được phát hiện và xử trí kịp thời. Đây đều là những bệnh lý của hệ tuần hoàn cơ thể, liên quan đến hẹp tắc các động mạch, cụ thể ở đây là não và tim. Khi giảm cung cấp máu sẽ dẫn đến tình trạng chết tế bào, mất chức năng hoạt động của bộ phận bị thiếu máu.
I. Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành phải, động mạch vành trái, hoặc các nhánh của nó. Vùng cơ tim do nhánh mạch bị tắc nuôi dưỡng bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến hoại tử, chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim.....
Nguyên nhân thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch do các mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp xơ vữa động mạch như bệnh nhân tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường....
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thường có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, đặt biệt là xuất hiện cơnđau thắt ngực. Mức độ đau thắt ngực có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng, đến mức đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt.
Cơn đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau thường kéo dài 20-30 phút hoặc hơn. Ngoài ra bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt thậm chí là ngất hay đột tử.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cần được thở oxy hỗ trợ, dùng các thuốc giảm đau ngực, kiểm soát nhịp tim, tăng co bóp cơ tim...một số bệnh nhân cần được can thiệp mạch vành.
II. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu cho một phần của bộ não bị gián đoạn hoặc giảm do huyết khối hoặc xuất huyết dẫn đến tình trạng thiếu oxy, dinh dưỡng, giảm nuôi dưỡng nhu mô não. Nếu không được cải thiện, sau vài phút các tế bào não bắt đầu chết.
Có 2 nguyên nhân thường gặp của đột quỵ là nhồi máu não do tắc nghẽn mạch máu não, hoặc xuất huyết não do vỡ mạch máu.
Triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị đột quỵ não là lơ mơ, ý thức, một số trường hợp bệnh nhân có thể ngất xỉu, yếu nửa người, tê liệt tay chân......
Bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ não cần được đến bệnh viện để kiểm tra, chụp CT, MRI sọ não để chẩn đoán, điều trị kịp thời.
III. Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Nhồi máu cơ tim | Đột quỵ |
|
|
IV. Triệu trứng, những đấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi bị đột quỵ
- Méo miệng
- Nói khó hay không nói được
- Yếu liệt tay chân cùng bên
- Dị cảm nửa người
- Mất thị lực (đặc biệt ở 1 mắt)
- Chóng mặt + mất thăng bằng
2. Phân loại đột quỵ não
- Vỡ mạch máu não (chiếm tỷ lệ 20% ca đột quỵ) làm máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Máu tụ lại thành huyết khối. Sự chèn ép, tăng áp lực nội sọ đồng thời thiếu máu nuôi làm một hay vài khu mô não bị hoại tử. Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Nhồi máu não (chiếm tỷ lệ 80% ca đột quỵ): Do cục máu đông tại chỗ của động mạch nãohay cục máu đông từ xa chuyển đếngây tắc động mạch não, vùng mô não do động mạch đó cấp nuôi dưỡng bị thiếu máu và hậu quả là bị hoại.
3. Thời gian là vàng
- 1 phút: 2 triệu neuron (tế bào thần kinh) chết
- Tái thông >< không tái thông: khả năng phục hồi chức năng tốt sau 3 tháng gấp 4,4 lần
4. Làm gì khi bị đột quỵ
- Không để bệnh nhân té ngã, chấn thương
- Để bệnh nhân nằm nghiêng qua 1 bên nếu có nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở
- Gọi xe đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện chữa trị
- Không tự ý cho uống, nhỏ thuốc hạ áp hay bất kỳ một thuốc nào khác
- Không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại hay không
- Không cạo gió, cắt lể....
5. Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được:
- Tuổi: đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng tuổi càng tăng thì nguy cơ đột quỵ càng lớn
- Giới tính: nguy cơ đột quỵ nữ > nam (do nữ sử dụng thuốc ngừa thai và mang thai)
- Di truyền và chủng tộc
- Tiền sử đột quỵ: Có nguy cơ đột quỵ tái phát cao hơn người chưa đột quỵ
6. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:
- Tăng huyết áp
- Rối loạn lipid (mỡ) máu
- Hút thuốc lá
- Thừa cân/ Béo phì
- Giảm dung nạp đường/ Đái tháo đường
- Lười vận động
7. Các yếu tố có thể dẫn đến đột quỵ
- Căng thẳng
- Estrogen
- Tăng đông máu
- Rối loạn các thành phần Apo Protein máu
- Uống rượu quá mức (giới hạn trong việc uống rượu bia điều độ là < 2 ly/ ngày/ nam và 1 ly/ ngày/ nữ)
- Hói sớm và nhiều đỉnh đầu ở nam
- Mãn kinh sớm ở nữ
8. Phòng ngừa đột quỵ
a. Kiểm soát & điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi:
- Tăng huyết áp
- Phát hiện sớm và điều trị bệnh tim
- Đái tháo đường
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu
- Hẹp ĐMC có triệu chứng
b. Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng: Để tầm soát bệnh, uống đúng theo toa của BS, chỉ ngưng khi có ý kiến của BS
c. Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối
d. Thay đổi lối sống: Cai thuốc lá, uống rượu bia thích hợp, giảm stress: cần giải tỏa bớt áp lực công việc, tạo cuộc sống lành mạnh bên người thân, chế độ ăn: tránh ăn chất béo bão hòa, giảm muối, ăn nhiều rau quả và chất xơ, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục đều đặn ngày 30-60 phút/ 5 ngày/ tuần.
V. Các loại thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất tốt, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều nên ăn
Những cục máu đông hình thành bất thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim bất ngờ, có thể dễ dàng khiến một người đang khỏe mạnh đột nhiên ngã khụy và không thể cứu chữa được.
Sự đông máu là một quá trình cần thiết của cơ thể, nhưng đôi khi các cục máu đông xuất hiện nhiều, nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với những người có những bệnh lý như dị tật tim bẩm sinh, việc dùng thuốc làm loãng máu là điều cần thiết để làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ .
Ngoài ra, các cục máu đông hoàn toàn có thể xuất hiện bất ngờ ở người bình thường. Vì thế, bạn cần phải tăng cường bổ sung những chất làm loãng máu tự nhiên sau để làm giảm khả năng hình thành các cục máu đông.
1. Củ nghệ
Từ lâu người ta đã biết sử dụng loại gia vị này cho mục đích ẩm thực và dược liệu. Các thành phần trong nghệ chứa curcumin, chất này có đặc tính chống viêm và làm loãng máu hoặc chống đông máu.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 cho thấy ăn một lượng nghệ hằng ngày có thể giúp cơ thể tránh tình trạng máu đông bất thường.
2. Gừng
Gừng là một loại gia vị chống viêm khác có thể ngăn chặn quá trình đông máu. Trong gừng có chứa một loại axit tự nhiên gọi là salicylate, giúp làm loãng máu nhanh chóng.
Để cơ thể hấp thụ được chất salicylate tự nhiên, bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc khô rồi thêm vào các món ăn hằng ngày.
3. Ớt Cayenne
Ớt Cayenne cũng chứa nhiều salicylate, có thể hoạt động như một chất làm loãng máu mạnh mẽ. Tuy nhiên, vì là ớt nên nó rất cay, khuyến cáo chỉ nên ăn với số lượng ít.
Ăn thường xuyên loại gia vị này có thể giúp hạ huyết áp, tăng lưu thông máu và giảm đau hiệu quả.
4. Tỏi
Tỏi là gia vị thường thấy trong các món ăn, ngoài tác dụng tạo ra mùi thơm kích thích vị giác nó còn hoạt động như một chất kháng sinh và kháng khuẩn tự nhiên.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bột tỏi chống làm hình thành các cục máu đông rất hiệu quả. Những nghiên cứu khác còn cho thấy nó có tác dụng làm loãng máu.
Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm Mỹ khuyên mọi người không nên ăn tỏi quá nhiều từ 7 – 10 ngày trước khi phẫu thuật, vì đặc tính chống máu đông sẽ cản trở việc cầm máu.
5. Quế
Quế chứa nhiều chất làm loãng máu coumarin. Hơn nữa, chất warfarin có trong quế được xem như là một loại thuốc làm loãng máu phổ biến, nó có nguồn gốc từ coumarin.
Mặc dù quế có nhiều công dụng tốt cho việc ngăn ngừa các cục máu đông, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tổn thương gan. Tốt hơn hết là dùng quế với một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống, ngoài việc sử dụng các chất làm loãng máu tự nhiên khác.
6. Bạch quả
Từ lâu trong Y học cổ truyền Trung Quốc người ta đã sử dụng lá từ cây bạch quả trong suốt hàng ngàn năm. Bạch quả cũng là một loại thảo dược rất phổ biến ở Mỹ và châu Âu. Mọi người dùng nó trong việc điều trị các rối loạn về máu, giảm trí nhớ và tăng cường năng lượng.
Bạch quả có tác dụng làm tan máu, tiêu sợi huyết. Trong một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất bạch quả có tác dụng như streptokinase, một loại thuốc dùng để điều trị cục máu đông.
7. Chiết xuất hạt nho
Chiết xuất từ hạt nho chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể bảo vệ các mạch máu và ngăn ngừa huyết áp cao . Ngoài ra, nó còn hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên. Vì những công dụng tuyệt vời này, Trung tâm sức khỏe bổ sung và tích hợp quốc gia ở Mỹ đã khuyến cáo những người bị rối loạn máu, người đang dùng thuốc loãng máu, hoặc người sắp phẫu thuật không nên uống chiết xuất hạt nho.
8. Đông trùng hạ thảo
Đông Trùng Hạ Thảo đã được đông y xưa lẫn nay ca ngợi như thần dược với nhiều lợi ích tuyệt vời. Đối với người cao tuổi, người vừa hết bệnh muốn phục hồi nhanh sức lực, người làm việc trí não, người thường xuyên căng thẳng
a. Công dụng đông trùng hạ thảo:
☞ Chống lại tình trạng thiếu oxy cho não, giúp tăng khả năng trí nhớ, chống đột gụy.
☞ Hạn chế tác hại của tia gamma, tác nhân khiến bệnh nhân mệt mỏi, kiệt sức,đau đớn𝘯trong quá trình điều trị ung thư
☞ Xúc tiến tác dụng của các nội tiết tố (hoocmon).
☞ Cải thiện chức năng sinh lý nam giới .
☞ Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Tái tạo lại tế bào giúp trẻ hoá da, đẹp da,…. cho các chị em phụ nữ
☞ Tác dụng tốt trong việc ức chế vi khuẩn lao. Giảm hen suyễn
☞ Làm trương nở các nhánh phế quản, tái tạo tế bào cho phế quản, phục hồi chức năng hô hấp cấp tốc.
☞ Tăng cường chức năng tiêu hóa, cung cấp và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
☞ Giảm thiểu bệnh tật của tuổi già.
☞ Giảm các tổn thương trên gan, thận do tác dụng phụ của các thuốc tân dược.
☞ Giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.
☞ Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim.
☞ Làm ổn định nhịp tim: Phòng tránh rối loạn nhịp tim và điều tiết khí oxy cho máu
☞ Giúp hạ huyết áp ở người cao huyết áp.
☞ Tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
☞ Ổn định đường huyết: Tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Đặc biệt dành cho bệnh nhân bị cao huyết áp.
☞ Tăng cường tác dụng an thần, giúp ngủ sâu, trấn tĩnh thần kinh.
☞ Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu. Loại dược liệu này có khả năng điều chỉnh, tăng cường miễn dịch cũng như năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch. Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể, tăng cường chức năng gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống lại bệnh tật.
☞ Điều tiết tính miễn dịch đặc hiệu.
☞ Cung cấp dưỡng chất và làm chậm quá trình suy giảm miễn dịch của bệnh nhân AIDS.
☞ Tăng cường khả năng thực bào của các tế bào miễn dịch.
☞ Ức chế các vi sinh vật gây hại.
☞ Kháng viêm và tiêu viêm.
☞ Bồi bổ sức khoẻ cho người kiêng chất đạm như suy thận, bệnh gút,..
☞ Có hiệu quả rất tốt với các triệu chứng như đau lưng, mỏi gối, đổ mồ hôi trộm…
☞ Loại bỏ bệnh mãn tính: uống đủ lâu ngày sẽ có tác dụng rất rõ rệt đối với các bệnh như viêm gan mãn tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản mãn tính và hen suyễn mãn tính.
b Thông tin chi tiết về đông trùng hạ thảo Kim Cương Vàng:
9. Đồng Quai (Đương qui)
Loại củ này được ví như nhân sâm nữ, một loại thảo dược truyền thống ở Trung Quốc giúp làm giảm đông máu. Hàm lượng chất coumarin trong Đồng Quai khá cao, giúp nó trở thành một chất chống đông máu mạnh.
Đồng Quai thường được pha vào trà hoặc nấu thành canh thảo dược.
10. Feverfew (cúc thơm)
Cúc thơm là một loại thảo dược thường dùng để trị chứng đau nửa đầu và rối loạn tiêu hóa. Nó còn có tác dụng như chất làm loãng máu, ức chế hoạt động của tiểu cầu và ngăn ngừa cục máu đông.
11. Dứa
Bromelain là một loại enzyme phân giải protein được chiết xuất từ nước quả dứa. Nó được xem là phương thuốc hiệu quả cho các bệnh về tim mạch và huyết áp cao.
Nghiên cứu cho thấy bromelain cũng có thể làm loãng máu, phá vỡ và làm giảm sự hình thành cục máu đông.
Mặc dù các thực phẩm trên có tác dụng ngăn ngừa hình thành cục máu đông - một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt hay ăn bao nhiêu cũng được. Bất cứ thực phẩm nào cũng nên tiêu thụ có chừng mực và nếu bạn bị dị ứng hoặc đang có bệnh lý nào đó thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn những thực phẩm này.
-
478 lượt xemNước Sâm Canada Đông Trùng Hạ Thảo 555: Bổ Sung Năng Lượng, Tỉnh Táo Nhanh Chóng
-
1554 lượt xemĐông trùng hạ thảo thượng hạng KCV - Chất lượng hàng đầu - Dinh dưỡng trọn vẹn
-
1668 lượt xemMật ong đông trùng Saffron giúp khỏe dáng, đẹp da
-
1866 lượt xemGợi ý cách dùng đông trùng hạ thảo tiện lợi và tốt cho sức khỏe
-
1553 lượt xem5 cách sử dụng Saffron hiệu quả
-
1551 lượt xemCó trà thảo mộc 13 vị thanh nhiệt tối đa - Hè không lo nắng nóng
-
2006 lượt xemNên uống đông trùng hạ thảo vào lúc nào?
-
1205 lượt xemYến đông trùng hạ thảo - Xóa tan căng thẳng, đánh bay stress
-
1247 lượt xemTrẻ em có nên dùng đông trùng hạ thảo?
-
2459 lượt xemVì sao nhiều người thích sử dụng nhụy hoa nghệ tây Saffron?
-
2702 lượt xem[Sự khác biệt] Đông trùng hạ thảo tươi và đông trùng hạ thảo khô
-
3223 lượt xemRượu đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?