Tắm vào mùa lạnh và những điều cần hết sức chú ý
21-12-2020 / (1646 lượt xem) Những kiểu tắm vào mùa lạnh phải bỏ ngay nếu không muốn đột quỵ, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong. Trong đó, tắm đêm dặc biệt cần phải hạn chế. Đông trùng hạ thảo Kim Cương Vàng hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.
Mới đây, mạng xã hội đang truyền tay nhau mẩu tin ghi nhận một phụ nữ 27 tuổi ở Vĩnh Phúc bị đột quỵ, phải nhập viện sau khi tắm đêm . Được biết, sau khi tắm xong lúc 10 giờ đêm, cô gái bị đau đầu dữ dội, nằm vật ra giường, tay ôm đầu. Sau khi được đưa vào bệnh viện, bệnh nhân không bị liệt người, vẫn nhận biết được xung quanh nhưng cơn đau đầu mỗi lúc một dữ dội hơn.
Sau chụp MRI, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị đột quỵ do dị dạng mạch máu não, chảy máu dưới nhện. Kiểu tắm vào mùa đông này suýt chút nữa lấy đi mạng sống của người phụ nữ trẻ tuổi.
Tắm đêm vào mùa đông gây ra những hậu quả khôn lường.
Đây không phải trường hợp hiếm gặp do tắm đêm vào mùa đông. Khoảng 10 ngày trước, truyền thông cũng đưa tin một công nhân tử vong tại phòng trọ trên địa bàn Từ Sơn, Bắc Ninh do bị cảm vì tắm đêm khiến nhiều người kinh hãi.
Những năm về trước, câu chuyện tắm đêm vào mùa đông gây ra những hậu quả khôn lường cũng khiến nhiều người phải chú ý. Năm ngoái, cái chết của diễn viên Anh Vũ cũng được xác nhận do tắm đêm . Nhiều năm về trước, Vlogger Toàn Shinoda - một thanh niên đang độ tuổi trai tráng cũng tử vong do tắm đêm. Những trường hợp đó chính là hồi chuông cảnh tỉnh về thói quen tắm nhiều người vẫn chủ quan. Bên cạnh tắm đêm vào mùa đông, một số kiểu tắm sau vào thời tiết lạnh giá cũng dễ khiến người tắm bị đột quỵ, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong cực nhanh.
Dưới đây là một số kiểu tắm vào mùa đông có thể khiến bạn chết bất đắc kỳ tử cùng giải pháp đi kèm:
Tắm đêm
Theo lương y Bùi Hồng Minh, xét về nguyên lý âm - dương, đêm thuộc về âm, ngày thuộc về dương. Cơ thể con người phụ thuộc và chịu ảnh hưởng vào thời tiết. Vào buổi tối (âm), nhiệt độ, không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe. Nhất là vào những ngày trời lạnh như hiện nay là thời điểm gây ra nhiều chứng bệnh khác nhau, nhẹ là đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Trường hợp nặng có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm gây tai biến, đột quỵ và tử vong.
5 kiểu tắm vào mùa đông phải bỏ ngay nếu không muốn đột quỵ, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong
Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, dù tắm đêm vì bất cứ lý do gì thì hành động này cũng rất dễ khiến bạn bị đột quỵ. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi tắm đêm có thể là do đau thắt ngực, tai biến mạch máu não…
Chưa hết, tắm đêm còn khiến bạn dễ bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi, đặc biệt là những người đang bị suy giảm miễn dịch. Nguyên nhân là khi nhiệt độ nước tắm không phù hợp với nhiệt độ cơ thể, bắt buộc cơ thể phải điều tiết hoặc là co mạch hoặc là giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi bị co lại đột ngột thì khả năng bạn bị đột quỵ là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Ngoài ra, khi tắm đêm hoặc để đầu vẫn còn ẩm ướt đi ngủ rất dễ bị mệt mỏi, đau nhức đầu. Lúc này mạch máu não có xu hướng giãn, có thể sẽ bị đau đầu mãn tính.
Dù tắm đêm vì bất cứ lý do gì thì hành động này cũng rất dễ khiến bạn bị đột quỵ.
Do đó, việc tắm đêm, gội đầu ban đêm có thể khiến bạn sinh bệnh, hoặc những người đang có bệnh trong người thì sẽ bị nặng hơn.
Giải pháp: Nên tắm sớm hơn, nên là khoảng thời gian 6-8h tối. Và sau khi tắm xong, bạn cần nghỉ ngơi hoặc làm việc gì đó trong vòng 2 tiếng trước khi lên giường ngủ. Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh xong, người say bia rượu, đi làm mệt mỏi ra mồ hôi nhiều tuyệt đối không tắm sau 22 giờ.
Tắm ở nơi có gió lùa
Đây là kiểu tắm vào mùa đông vô cùng nguy hiểm. Theo lương y Bùi Hồng Minh, tắm ở nơi có gió lùa, không chỉ là mùa đông mà ngay cả mùa hè cũng cần cẩn trọng. Nguyên nhân là khi hơi nước nóng ấm bốc lên, kết hợp với gió lạnh thổi rất dễ khiến người tắm bị trúng gió, nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí tử vong.
Theo BS Vũ Hữu Ngõ (nguyên Trưởng khoa Châm cứu và Dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương), trong y học cổ truyền, khi cơ thể nhiễm phong hàn, hay còn gọi là nhiễm lạnh quá lâu, gió lạnh lùa đột ngột… dẫn đến tắc trở vận hành khí huyết kinh lạc. Ở mức độ lạnh nhiều, lạnh đột ngột hoặc do cơ thể đang bị suy yếu thì rất dễ gây ra các bệnh lý ở các mức độ khác nhau.
"Triệu chứng thường gặp là đau đầu, mỏi vai gáy, toàn thân ớn lạnh, chóng mặt, liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên", BS Ngõ cho hay. Bệnh nhân nếu bị viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng liệt méo miệng, nhất là làm mất thẩm mỹ. Khi bệnh để quá 2-3 năm thì sẽ trở thành tật cực khó chữa khỏi hoàn toàn.
Giải pháp: Nên tắm ở nơi được che chắn kín gió, tốt nhất là tắm trong phòng tắm khép kín để đảm bảo sức khỏe.
Nên tắm ở nơi được che chắn kín gió, tốt nhất là tắm trong phòng tắm khép kín để đảm bảo sức khỏe.
Tắm nước quá nóng
Mùa đông lạnh lẽo nên nhiều người có xu hướng dầm mình trong nước nóng ấm để cơ thể đỡ giá lạnh. Điều này không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt dễ gây hại cho làn da. Tắm nước quá nóng sẽ dễ gây tổn thương cho da, làm da bị mất nước, gây ra hiện tượng da thô ráp và lão hóa nhanh. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim.
Giải pháp: Tắm nước quá nóng sẽ dễ gây tổn thương cho da, làm da bị mất nước, gây ra hiện tượng da thô ráp và lão hóa nhanh. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch máu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim.
Tắm nước lạnh
Nghe có vẻ không phù hợp vào mùa đông nhưng thật sự nhiều người có thói quen này, có thể do thích cũng có thể do lười đun nước, chỉ cần dội ào vài gáo nước vào người rồi chạy lên giường ủ ấm là xong, vừa sạch vừa đỡ mất công.
Thực tế thì để tăng cường sức khỏe, các binh sĩ hải quân của Mỹ thường dành thời gian ngâm mình dưới nước lạnh sau khi tập luyện. Tuy nhiên, theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), việc dùng nước lạnh khi tắm cần tùy thuộc cơ địa từng người. Những người có sức khỏe yếu, người ốm, người già, trẻ nhỏ không nên dội nước lạnh để tắm, nhất là vào thời điểm tiết trời lạnh sâu như mùa đông hiện nay.
Giải pháp: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi tắm bằng nước lạnh để xem cơ thể mình có thực sự phù hợp hay không.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi tắm bằng nước lạnh để xem cơ thể mình có thực sự phù hợp hay không.
Tắm quá lâu
Không chỉ khiến làn da dễ bị khô và mất nước, việc tắm lâu vào mùa đông còn có nguy cơ dẫn đến một loạt những bệnh tật nguy hiểm. Với nhiệt độ giảm mạnh, không khí khô, làn da của chúng ta trở nên thô ráp hơn, nhanh khô hơn.
Chưa hết, khi tắm lâu, nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức sẽ dẫn tới cảm lạnh, tác động xấu đến huyết áp, các mạch máu lưu thông trong cơ thể, dễ bị choáng váng, ngất xỉu khi đứng dậy.
Giải pháp: Nên tắm trong thời gian 10-15 phút bởi mùa đông, cơ thể không ra nhiều mồ hôi, chất bẩn… nên cũng không cần tắm hàng ngày quá kỹ, quá lâu.
Bài viết được sự tại trợ của Đông Trùng Hạ Thảo Kim Cương Vàng
-
2817 lượt xemViên bổ phổi - Giải pháp giúp lá phổi khỏe mạnh mỗi ngày
-
583 lượt xemNước Sâm Canada Đông Trùng Hạ Thảo 555: Bổ Sung Năng Lượng, Tỉnh Táo Nhanh Chóng
-
1646 lượt xemĐông trùng hạ thảo thượng hạng KCV - Chất lượng hàng đầu - Dinh dưỡng trọn vẹn
-
1774 lượt xemMật ong đông trùng Saffron giúp khỏe dáng, đẹp da
-
1973 lượt xemGợi ý cách dùng đông trùng hạ thảo tiện lợi và tốt cho sức khỏe
-
1647 lượt xem5 cách sử dụng Saffron hiệu quả
-
1646 lượt xemCó trà thảo mộc 13 vị thanh nhiệt tối đa - Hè không lo nắng nóng
-
2082 lượt xemNên uống đông trùng hạ thảo vào lúc nào?
-
1274 lượt xemYến đông trùng hạ thảo - Xóa tan căng thẳng, đánh bay stress
-
1306 lượt xemTrẻ em có nên dùng đông trùng hạ thảo?
-
2534 lượt xemVì sao nhiều người thích sử dụng nhụy hoa nghệ tây Saffron?
-
2780 lượt xem[Sự khác biệt] Đông trùng hạ thảo tươi và đông trùng hạ thảo khô