Bí quyết giúp có một lá phổi khỏe mạnh hoàn hảo
16-09-2021 / (2445 lượt xem) Phổi là một trong những bộ phận hô hấp quan trọng, lá phổi chức năng tiếp nhận và vận chuyển oxy đến từng tế bào, đảm bảo sự trao đổi oxy và CO2. Thế nên việc giữ gìn một lá phổi khỏe mạnh là một trong những yếu tố then chốt để giúp một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn. Bài viết sau đâyđông trùng hạ thảo Kim Cương Vàng xin chia sẽ củng bạn đọc những bí quyết giúp có một lá phổi khỏe mạnh.
A. Những dấu hiệu ban đầu cho thấy đã đến lúc bạn cần thanh lọc phổi và thay đổi thói quen, môi trường sống:
- Hơi thở ngắn
- Ho ra máu
- Ngạt mũi
- Cảm thấy thiếu năng lượng
- Đau ngực
- Ho nhiều
B. Những việc nên và không nên trong việc giúp bạn có một lá phổi khỏe mạnh
- Cai thuốc lá hoặc tránh xa những nơi có khói thuốc lá
- Giữ không gian sống và làm việc luôn sạch sẽ
- Giảm tiêu thụ các chế phẩm từ sữa
- Uống nhiều trà hơn
- Uống một ly nước chanh ấm mỗi sáng
- Uống nước ép cà rốt mỗi ngày
- Mỗi tối trước khi đi ngủ, hòa ½ muỗng cà phê cream of tar tar với 1 ly nước cam để thải độc phổi
- Tăng ăn gừng tươi hoặc uống trà gừng
- Thải độc cơ thể thường xuyên
- Tắm nước ấm
C. Các loại thực phẩm và những bài tập vận động rất tốt cho lá phổi dành cho mọi người, nhất là các bạn có tiền sử bệnh liên quan đến phổi
I. Những thực phẩm bỗ dưỡng rất tốt cho phổi
Môi trường ô nhiễm, một số loại chất kích thích, khói thuốc, cùng với sự không ngừng tăng lên của các loại bệnh dịch….là những nguyên nhân khiến cho chức năng phổi bị suy giảm rất nhiều, các bệnh tật theo đó mà phát sinh thường xuyên. Việc bảo vệ và duy trì sức khỏe cho lá phổi là điều rất quan trọng. Thông qua việc ăn uống đúng cách, ăn thường xuyên các loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho phổi là điều rất nên làm để bảo vệ và duy trì một lá phỏi lành mạnh hay một cuộc sống chất lượng.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp. Và tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho phổi là cách đơn giản có thể giúp giảm viêm, cải thiện chức năng phổi...
Việc bổ sung một số thực phẩm tốt cho phổi giúp cải thiện chức năng phổi, tăng sức đề kháng, giúp mọi người tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đang bùng phát.
Sau đây là một số loại thực phẩm tốt cho phổi, theo Dr. Axe.
Quả lê
Ăn lê rất tốt cho phổi
Lê là loại trái cây rất tốt cho phổi. Chúng có khả năng duy trì trạng thái hydrat hóa (giữ nước) và giúp cho cơ thể dễ tiêu hóa. Nước ép lê còn có tác dụng thanh lọc, nuôi dưỡng phổi. Ngoài ra, lê có thể được chế biến thành món súp hoặc làm nước ép trái cây bỏ thêm chút đường và đá, hương vị đảm bảo sẽ thơm ngon.
Khoai lang
Khoai lang có chứa hàm lượng lớn vitamin C, rất tốt để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khoai lang tốt nhất là nên đem nấu cháo hoặc đem xào. Không thích hợp ăn chung với các loại thực phẩm khác.
Nấm Lily
Hầu hết các loại thực phẩm tốt cho phổi đều có màu trắng. Trong đó, nấm Lily là loại nấm sợi nhỏ, thân trắng.
Lưu ý: Để đảm bảo giữ được độ dinh dưỡng trong nấm, tốt nhất là nên đem xào và không thêm quá nhiều gia vị.
Mộc nhĩ trắng (Tremella)
Mộc nhĩ trắng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được y học Trung Quốc khuyên dùng để nuôi dưỡng phổi.
Mộc nhĩ trắng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được y học Trung Quốc khuyên dùng để nuôi dưỡng phổi. Cách dùng tốt nhất là nên chế biến mộc nhĩ trắng thành súp, có thể cho thêm quả mâm xôi, táo đỏ và thêm ít đường; vừa có món ăn ngon lại tốt cho sức khỏe.
Nước mía
Nước mía có vị ngọt và dịu, là loại đồ uống hiện nay rất được ưa chuộng tại nhiều nước Châu Á.
Nước mía có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt, hạ sốt, tiêu trừ mệt mỏi. Ngoài ra, uống nước mía còn tốt cho lá lách, chữa các bệnh đường hô hấp, trung hòa đờm, chữa ho, giảm khô miệng, nhiệt miệng; bổ sung muối, trị táo bón và làm dịu cơn khát.
Quả hồng
Quả hồng có tác dụng nuôi dưỡng phổi.
Quả hồng có tác dụng nuôi dưỡng phổi, giảm ho, giải nhiệt, duy trì khả năng hydrat hóa (giữ nước) và làm sạch đờm. Quả hồng tươi cũng có thể giúp giảm khô miệng và lở loét miệng.
Quả lựu
Lựu có tác dụng làm dịu cơn khát. Người thiếu nước hay bị khô miệng, rát họng nên thường xuyên uống nước ép lựu hoặc ăn lựu hấp. Ngoài ra nó còn có chức năng bổ phổi, giảm ho, giải nhiệt và giải độc.
Củ cải trắng
Củ cải trắng có tính hàn, do đó có công dụng hiệu nghiệm trong việc trị ho, thanh lọc và loại bỏ các độc tố trong phổi. Vì vậy, để có một lá phổi khỏe mạnh, hãy thường xuyên ăn củ cải trắng.
Chanh
Chanh là một loại thực phẩm khá quen thuộc đối với mọi người. Ngoài ra, chúng còn được xem là một loại “thần dược” rất tốt cho sức khỏe, có mặt ở nhiều bài thuốc từ ngàn xưa đến nay. Điều đặc biệt hơn chính là giá thành của loại thực phẩm này rất rẻ, nhưng giá trị thì lại đi ngược lại hoàn toàn.
Người ta tìm thấy trong quả chanh có chứ rất nhiều vitamin và dưỡng chất như vitamin B1, B2, vitamin C. Mặt khác, trong loại quả này chứa thành phần kiềm khá cao. Chúng có khả năng giúp giảm ho, long đờm và lọc được các chất thải trong phổi. Bên cạnh đó, theo kiến thức phổ thông được biết, chanh là loại thực phẩm chứa nhiều axit hữu cơ, axit citric. Những loại axit này có nhiệm vụ tăng cường chức năng của phổi, chống chọi lại được dịch bệnh và sự ô nhiễm của môi trường.
Mật ong
Theo một số nghiên cứu cho biết, mật ong có rất nhiều lợi ích đối với những bệnh nhân tim mạch. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng cải thiện, bảo vệ chức năng của gan. Song, mật ong con có nhiệm vụ tái tạo tế bào gan, ức chế đối với quá trình hình thành gan nhiễm mỡ. Đặc biệt hơn hết, loại thực phẩm này còn có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng phổi. Mặt khác, mật ong ngăn ngừa không cho các loại vi khuẩn hay virut có cơ hội tấn công và làm tổn thương phổi.
Tỏi
Thực phẩm này chứa flavonoid kích thích sản xuất glutathione, giúp loại bỏ độc tố và các chất gây ung thư, nhằm giúp phổi hoạt động tốt hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn 3 tép tỏi sống với tần suất hai lần/tuần ít có nguy cơ mắc ung thư phổi hơn.
Thực phẩm cực tốt cho phổi, vừa lọc sạch vừa nâng cao sức đề kháng - ảnh 2
Gừng có đặc tính kháng viêm có thể làm giảm viêm trong cơ thể, giải độc phổi và thúc đẩy việc loại bỏ các chất ô nhiễm từ phổi. Gia vị này cũng làm giảm tắc nghẽn và cải thiện lưu thông đến phổi, do đó tăng cường sức khỏe phổi. Ảnh minh họa: Internet
Gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm có thể làm giảm viêm trong cơ thể, giải độc phổi và thúc đẩy việc loại bỏ các chất ô nhiễm từ phổi. Gia vị này cũng làm giảm tắc nghẽn và cải thiện lưu thông đến phổi, do đó tăng cường sức khỏe phổi.
Súp lơ
Loại rau họ cải này chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Súp lơ có một hợp chất hoạt tính gọi là L-sulforaphane, giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh hô hấp.
Trà xanh
Nhờ chứa chất chống oxy hóa, trà xanh giúp làm dịu cơ thể, giảm viêm và chữa bệnh tốt hơn. Chất chống oxy hóa trong trà xanh hoạt động như một thuốc kháng histamin tự nhiên, làm chậm sự giải phóng histamine gây ra các triệu chứng dị ứng.
Táo
Táo là loại trái cây tốt cho phổi, chứa nhiều chất dinh dưỡng, flavonoid, chất chống oxy hóa và nhiều vitamin. Ăn táo giúp ngăn chặn các bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư phổi.
Lựu
Lựu bảo vệ phổi của bạn khỏi nguy cơ ung thư bởi chúng giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các chất độc hại và tăng cường cung cấp máu tới phổi.
Nho
Nho rất giàu chất flavonoid và chất chống oxy hóa duy trì sức khỏe tốt cho phổi. Chúng cũng rất giàu khoáng chất và vitamin ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan tới phổi. Ăn nho thường xuyên sẽ giúp phổi được làm sạch và giải độc tố.
Cà phê
Bạn có biết cà phê cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn không?
Caffeine hoạt động như một thuốc giãn phế quản, mở ra những đường khí quản bị đóng chặt và làm giảm căng thẳng hô hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống một tách cà phê vào buổi sáng sẽ cải thiện hệ hô hấp và chức năng phổi.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt bí ngô, hạt lanh và hạt hướng dương được xem là siêu thực phẩm cho phổi vì cung cấp cho cơ thể nhiều magiê, một khoáng chất thiết yếu và cực tốt cho những người mắc bệnh hen suyễn.
Magiê hỗ trợ các cơ trong đường hô hấp thư giãn và giảm viêm, do đó cải thiện hô hấp.
Trái cây và rau củ màu cam
Đu đủ, bí ngô và cam chứa nhiều chất chống oxy hóa thân thiện với phổi như vitamin C, có khả năng chống nhiễm trùng và giảm viêm.
Ngũ cốc nguyên hạt
Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, quinoa và lúa mì.
Nhưng bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu carbohydrates đơn giản như bánh nướng xốp, mì ống, gạo, bánh mì trắng... vì chúng làm tăng sản xuất carbon dioxide và gây căng thẳng hơn cho phổi.
Cá Hồi
Cá hồi chứa nhiều axit béo omega 3 giúp giảm viêm trong phổi và cũng có thể chống lại vi khuẩn ở những người bị bệnh phổi. Ngoài cá hồi, bạn có thể ăn cá thu, cá mòi và cá trích, những thực phẩm cũng rất tốt cho phổi.
Rau diếp cá
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thường xuyên sử dụng rau diếp cá trong thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giúp loại bỏ được một số loại độc tố có khả năng gây tổn hại đến phổi. Mặt khác, chúng còn nhiệm vụ ngăn ngừa viêm họng mãn tính, ngăn ngừa ung thư phổi. Ngoài ra, rau diếp cá còn có tác dụng giúp lợi tiểu, khuyên dùng đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Song, loại thực phẩm này cũng thích hợp đối với những ai có thói quen làm bạn với thuốc lá, vì chúng có khả năng giải nhiệt cho phổi, làm sạch phổi. Đặc biệt hơn hết, rau diếp cá còn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa viêm họng hạt và viêm họng mãn tính.
>>> Xem thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Kiến thức từ A - Z về đông trùng hạ thảo
II. Những bài vận động rất tốt cho phổi
Phổi là cơ quan chủ đạo có vai trò thiết yếu là trao đổi các khí, mang oxy từ không khí vào máu, đưa CO2 từ máu ra ngoài, một nhà máy có chức năng duy trì sự sống của loại người. Bảo vệ lá phổi giúp mang lại nguồn oxy dồi dào cho cơ thể, giúp xây dựng và bảo vệ các mô của các cơ quan, bảo vệ sức khỏe toàn diện
Bảo vệ phổi cũng chính là bảo vệ sức khỏe của toàn cơ thể, vì nếu phổi hoạt động kém, cơ thể thiếu đi oxy, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan mà còn có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng hơn lên hệ tim mạch, não bộ.
Vậy có những cách nào để bảo vệ sức khỏe của lá phổi? Ngoài những thói quen như đeo khẩu trang khi tham gia giao thông và thường xuyên tập thể dục, bạn còn có thể áp dụng những bài tập đơn giản giúp lá phổi của mình khỏe mạnh hơn đã được các chuyên gia sức khỏe chứng minh có tác dụng xây dựng các mô xung quanh phổi, giúp phổi khỏe mạnh.
1. Thường xuyên cười - khai thông phổi
Có nhiều phương pháp để dưỡng phổi nhưng “cười” là một phương pháp hữu hiệu nhất. Đông Y có cách nói “thường xuyên cười khai thông phổi”. Y học hiện đại cũng nghiên cứu chứng minh, cười đích thực là một dạng “vận động” tốt nhất cho cơ thể.
Cười ở mức độ không giống nhau đều có tác dụng điều chỉnh hài hòa các cơ quan hô hấp, lồng ngực, vùng bụng, nội tạng, cơ bắp…. Đặc biệt là đối với hệ hô hấp, cười to có thể làm “nở” phổi nhờ phản xạ hít sâu, làm thanh sạch đường hô hấp, làm cho hệ thống hô hấp thông suốt.
Ngoài ra, trong lúc cười to vui vẻ, các dưỡng khí sẽ đi vào sâu trong cơ thể và theo máu lưu thông tới toàn cơ thể, làm cho mỗi tế bào trong cơ thể đều nhận được đầy đủ dưỡng khí.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo: mặc dù cười có thể đánh đuổi bệnh làm mạnh khỏe cơ thể nhưng cần cười có mức độ, nếu không sẽ vui quá hóa buồn. Đặc biệt là những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch và người vừa phẫu thuật xong thì không nên cười to thành tiếng, cười “thả phanh”. Phụ nữ có thai cũng không thích hợp thường xuyên cười to để tránh trường hợp vùng bụng co giật mạnh gây ra sinh non hoặc sẩy thai.
2. Bài tập hít thở - Thanh phổi
Dưới đây là 2 bài tập hít thở đơn giản nhưng có tác dụng thanh phổi rất tốt:
a. Hô hấp dạng bụng:
Giơ hai tay lên, cố gắng giãn nở vùng ngực, sau đó dùng phần bụng để thu khí. Mục đích của phương thức hô hấp này là tăng thêm dung lượng phổi, đặc biệt rất có lợi cho những người bệnh mắc chứng tắc phổi và sưng khí phổi.
b. Hô hấp thu môi:
Nhanh chóng hít đầy một miệng khí, khi thở ra thổi từ từ giống như thổi sáo. Mục đích là để không khí trong phổi dừng lại lâu hơn một chút, để cho khí thể trong phần phổi trao đổi càng được nhiều, người bị viêm phế quản có thể thường xuyên áp dụng phương pháp này.
Hai cách hô hấp trên tốt nhất nên tập vào buổi sáng và tối mỗi ngày, số lần tập có thể tùy thuộc vào sức lực của từng người.
Ngoài ra, có thể trực tiếp dùng phương pháp hít khí nước làm cho phổi dễ chịu. Phương pháp rất đơn giản: Rót nước nóng vào trong ly trà, để mũi chính ngang tầm trên ly trà hít vào (chú ý độ nóng của nước), mỗi lần khoảng 10 phút, có thể làm 2 lần/ngày vào sáng và tối. Người bị viêm khí quản không nên làm cách này.
3. Mát-xa - bảo vệ phổi
b. Ấn huyệt nghênh hương:
Dùng hai ngón tay cái cọ xát vào nhau ở bên ngoài, sau khi có cảm giác nóng lên, dùng hai ngón tay cái dọc theo cánh mũi, sống mũi mát xa từ trên xuống dưới khoảng 60 lần, sau đó ấn vào huyệt nghênh hương ở hai bên cánh mũi 20 lần, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần vào sáng tối.
c. Đấm huyệt du phổi:
Mỗi tối trước khi đi ngủ ngồi trên ghế, hai gối xa rời nhau, hai tay đặt trên đùi, đầu thẳng, nhắm mắt, toàn thân thả lỏng, suy nghĩ giữ chặt đơn điền. Hít khí vào trong lồng ngực, hai tay nắm lại thành nắm đấm, đấm nhẹ vào huyệt du phổi ở phần lưng ( nằm ở dưới phần gồ lên cột sống ngực đốt thứ 3 sau lưng), đếm 10 lần, đồng thời giơ tay đấm nhẹ từ hai bên lưng theo hướng từ dưới lên trên, làm liên tục trong vòng 10 phút.
Phương pháp này có thể làm thông khí trong phổi, có công hiệu dưỡng phổi khỏe phổi, đồng thời giúp đào thải đờm trong cơ thể ra ngoài và có thể thông kinh mạch sống lưng, phòng chống cảm.
4. Khí công - Khỏe phổi
Khi luyện tập nên yên tĩnh là tốt nhất. Ví dụ, có thể mỗi ngày sau bữa tối khoảng 1-2 tiếng, đầu tiên đi bộ chậm từ 10-15 phút, sau đó tìm một nơi yên tĩnh, thông thoáng, sau khi đứng vững thả lỏng toàn thân, hai mắt nhìn về phía trước, hai chân đứng dạng ra và vai mở rộng, đặt hai tay vào vị trí cách lỗ rốn khoảng 3cm. Khi hít khí co bụng, sau đó từ từ thở ra và thả lỏng, mỗi ngày luyện tập khoảng nửa tiếng, rất có ích cho phổi.
5. Rèn luyện khả năng chịu lạnh
Cách thông thường là dùng nước lạnh rửa mặt, rửa mũi. Người có cơ thể mạnh khỏe còn có thể dùng nước lạnh lau người, rửa chân thậm chí tắm bằng nước lạnh. Có nghiên cứu chỉ rõ, luyện tập dùng nước lạnh một cách thích hợp có tác dụng nhất định trong việc phòng chống các bênh về đường hô hấp như cảm lạnh, thương phong, viêm phế quản….
Ngoài luyện tập dùng nước lạnh ra, chúng ta còn có thể lựa chọn một số môn thể thao có dưỡng khí giúp ích nâng cao khả năng phòng chống lạnh, ví dụ như leo núi, tắm không khí lạnh, kiên trì bơi vào mùa thu và đông lạnh.
6. Ngồi đúng tư thế
Bạn có cảm thấy uể oải, mệt mỏi vào giữa ngày làm việc? Nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế xấu gây áp lực cho phổi dẫn đến thở nông, làm giảm lượng oxy đưa vào để cơ thể cảm thấy tràn đầy sinh lực. Khi bạn đứng thẳng người, sẽ dễ dàng giúp phổi làm đầy không khí và tăng năng lượng cho cơ thể. Điều quan trọng là giữ cho năng suất của phổi ở mức tối ưu và khi cúi khom người thì điều này là không thể.
Ngoài ra thiền cũng là một trong những bí mật để giúp phổi thanh lọc, thông quá đó có thể cải thiện rất tốt chức năng hô hấp của lá phổi. Có rất nhiều cách để thiền mà đọc giả có thể thao khảo qua mạng hoặc tại các trung tâm hướng dẫn thiền.
Khi ngồi tại bàn làm việc, hãy thực hiện bài tập cho phổi bằng cách nhìn thẳng về phía trước, giữ yên 2 vai, bàn chân đặt sát mặt sàn và duỗi nhẹ hai chân dưới ghế để đầu gối thấp hơn hông.
7. Làm rỗng phổi
Làm rỗng phổi có thể bảo đảm phổi không bị tắc nghẽn. Để thực hiện bài tập này, hãy đứng thẳng người và thả lỏng đầu gối, hơi cong thắt lưng, tống hết không khí từ phổi ra ngoài giống như khi bạn thở ra lúc thực hiện các bài tập về phổi. Hít vào càng sâu càng tốt trong lúc từ từ trở về tư thế đứng thẳng, cách này giúp tăng năng suất tối đa cho phổi. Giữ yên hơi thở trong 20 giây và duỗi thẳng 2 tay lên cao khỏi đầu. Thở ra và thư giãn cánh tay, thả lỏng tay sang hai bên. Thực hiện 4 lần bài tập này.
TS. Carol Garber (Đại học Y khoa Mỹ) chia sẻ: Hít vào và thở ra có ảnh hưởng đến phổi. Nếu ít vận động, bạn chỉ sử dụng một phần rất nhỏ năng suất của phổi nên chỉ có một lượng nhỏ không khí vào phổi. Trong khi đó, bài tập làm rỗng phổi giúp tăng lượng oxy đến khắp cơ thể.
8. Hít thở sâu
Trong ngày hãy tận dụng trong lúc bạn nghỉ ngơi để hít vào và thở ra từ 12 đến 15 lần mỗi phút để tập luyện cho phổi. Chỉ đơn giản là thư giãn gương mặt, hít sâu vào bằng mũi càng nhiều càng tốt và thở ra bằng miệng.
TS. Pamela Peeke (Trường Y học Thể thao Hoa Kỳ), chia sẻ: Nếu muốn phổi khỏe và tăng thể tích khí lưu thông, hãy hít thở sâu. Bởi thở sâu giúp mở các khoang ngực, cho phép phổi phân bổ khí oxy trong cơ thể và loại bỏ CO2. Hãy thực hiện thêm vài hơi thở sâu sau khi rời khỏi giường vào buổi sáng hay trước khi đi ngủ buổi tối để thư giãn đầu óc và giảm stress cho cơ thể.
9. Thở bằng bụng
Làm khỏe cơ bụng có thể cải thiện hơi thở của bạn. Đó là nhờ cơ hoành, nằm ở vị trí phía trên bụng, là cơ bắp then chốt liên quan đến cơ thể khi hít vào và thở ra. Hãy nằm ngửa người và duỗi thẳng chân trên mặt sàn, đặt một bàn tay lên bụng và tay còn lại đặt lên ngực. Hít vào thật sâu, từ từ kéo căng bụng. Bạn sẽ cảm thấy bàn tay trên bụng cao hơn bàn tay đặt lên ngực khi hít thở. Thở ra thật sâu bằng miệng và cố gắng giữ hơi thở trong 7 giây.
10. Bơi lội
Bơi là bài tập hoàn hảo cho lá phổi
Một số động tác bơi là những bài tập hoàn hảo dành cho phổi, thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng giúp cơ thể bạn có thể xử lý đúng cách chất thải CO2, tránh mệt mỏi, hỗ trợ sức khỏe phổi và tim. “Bất cứ điều gì hữu ích cho phổi sẽ tốt cho cả phổi và tim của bạn”, TS Peeke nói.
11. Đi bộ 20 phút hoặc chạy bộ
Các bác sĩ khuyến cáo thường xuyên đi bộ rất tốt đối với những bệnh nhân cần phục hồi chức năng phổi và người mắc bệnh phổi. Theo GS. Richard Casaburi (Đại học California), làm khỏe các mô xung quanh phổi giúp chúng hoạt động tốt hơn.
Để đi bộ đạt kết quả tối ưu, hãy dành ra ít nhất 20 phút, đi thẳng người và ngẩng cao đầu, giữ thẳng vai và bước dài chân đều đặn. Cách đi bộ này không làm ép khung xương sườn và cho phép phổi giãn nở.
Thông qua bài viết Đông Trùng Hạ Thảo Kim Cương Vàng hy vọng sẽ mang đến bạn đọc những thông tin thực sự hữu ích, để từ đó có được những kiến thức, hiểu biết và áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cho cả cộng đồng.
-
2852 lượt xemViên bổ phổi - Giải pháp giúp lá phổi khỏe mạnh mỗi ngày
-
631 lượt xemNước Sâm Canada Đông Trùng Hạ Thảo 555: Bổ Sung Năng Lượng, Tỉnh Táo Nhanh Chóng
-
1686 lượt xemĐông trùng hạ thảo thượng hạng KCV - Chất lượng hàng đầu - Dinh dưỡng trọn vẹn
-
1817 lượt xemMật ong đông trùng Saffron giúp khỏe dáng, đẹp da
-
2032 lượt xemGợi ý cách dùng đông trùng hạ thảo tiện lợi và tốt cho sức khỏe
-
1692 lượt xem5 cách sử dụng Saffron hiệu quả
-
1690 lượt xemCó trà thảo mộc 13 vị thanh nhiệt tối đa - Hè không lo nắng nóng
-
2117 lượt xemNên uống đông trùng hạ thảo vào lúc nào?
-
1305 lượt xemYến đông trùng hạ thảo - Xóa tan căng thẳng, đánh bay stress
-
1340 lượt xemTrẻ em có nên dùng đông trùng hạ thảo?
-
2567 lượt xemVì sao nhiều người thích sử dụng nhụy hoa nghệ tây Saffron?
-
2819 lượt xem[Sự khác biệt] Đông trùng hạ thảo tươi và đông trùng hạ thảo khô